Tin tức

Nga gặp khó khăn trong việc khôi phục lại chuỗi cung ứng ô tô bị đứt quãng

 26/05/2022

U&I Logistics - Trong nỗ lực cứu vãn những gì còn sót lại của ngành công nghiệp ô tô, Nga đang thực hiện các biện pháp thiết lập chuỗi cung ứng và mạng lưới hậu cần mới, nguyên do là các thiệt hại từ các lệnh trừng phạt quốc tế sau chiến tranh Ukraine.

Tình hình hậu cần ở Nga

Theo Vitaly Saveliev - Bộ trưởng Giao thông Nga cho biết, những biện pháp trừng phạt quốc tế áp đặt vào Nga đã phá vỡ kỹ thuật toàn bộ hệ thống hậu cần. Nga đang phải tìm kiếm các tuyến đường hậu cần mới để cung cấp các thiết bị và hàng hóa cần thiết đến thị trường khác trên thế giới.

Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga Maxim Reshetnikov cho biết, Nga đang nỗ lực chuyển hướng dòng chảy thương mại từ châu Âu sang châu Á. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải giải quyết một số vấn đề về hậu cần. Các kênh hậu cần Nga hiện sẵn có chỉ phù hợp để giao dịch dầu và ngũ cốc, còn các vấn đề hậu cần phức tạp hơn vẫn đang trong tình trạng khá tồi tệ.

AvtoVaz đã buộc phải dừng nhà máy nhiều lần trong những năm gần đây vì các vấn đề với các bộ phận

Để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại, Nga đang mở rộng quy mô công việc phát triển Hành lang Giao thông vận tải Bắc Nam Quốc tế - một mạng lưới đa phương thức dài 7.200 km gồm các tuyến tàu, đường sắt và đường bộ chạy từ Ấn Độ, Iran, Afghanistan và khu vực Caspi đến châu Âu. .

“Ngoài ra, chúng tôi có cơ hội sử dụng cơ sở hạ tầng Á-Âu và tiềm năng của các nước lân cận như các quốc gia trung chuyển,” Reshetnikov nói.

Giải quyết tình trạng khủng hoảng hậu cần là điều cần thiết để ngăn chặn ngành công nghiệp ô tô Nga tránh khỏi việc tan rã. Đa phần tất cả các nhà sản xuất nước ngoài hàng đầu tại Nga đã ngừng sản xuất ô tô tại quốc gia này, bao gồm BMW, Ford, Hyundai, Mercedes-Benz, Renault, Volkswagen và Volvo. Chỉ còn các nhà sản xuất xe Nga Avtovaz, Gaz và Kamaz là vẫn đang hoạt động, mặc dù họ đang giải quyết tình trạng thiếu linh kiện.

Xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng các bộ phận nhập khẩu từ châu Âu. Ví dụ, vào tháng 3 năm 2021, Nga đã nhập khẩu các bộ phận trị giá 305,5 triệu euro từ Đức (theo cơ quan Tư vấn Kinh doanh Nga), nhưng vào tháng 3 năm nay, con số đó đã giảm xuống chỉ còn 19,4 triệu euro cho các bộ phận.

Trong bối cảnh đó, sản lượng xe của Nga trong tháng 4 đã giảm 78,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể chỉ còn 32.700 xe (theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu của Nga).

Vào tháng 3, chính phủ Nga đã đe dọa các nhà sản xuất ô tô đã đình chỉ hoạt động ở Nga bằng việc buộc quốc hữu hóa tài sản của họ. Vào tháng 5, Sergey Sobyanin - thị trưởng Moscow thông báo rằng, chính quyền đã quốc hữu hóa một nhà máy lớn thuộc về Renault và dự định sử dụng nó để phục hồi chiếc xe Moskvitch nổi tiếng thời Liên Xô.

Các vấn đề xoay quanh nhập khẩu song song 

Trong khi đó, nhu cầu về ô tô có thể được đáp ứng bằng việc nhập khẩu xe và phụ tùng. Vào ngày 6/5/2022, Chính phủ Nga đã công bố danh sách các mặt hàng phải tuân theo các quy tắc nhập khẩu song song, kể cả các bộ phận ô tô và thành phẩm. Cơ chế này cho phép công ty Nga mua hàng hóa từ bất kỳ công ty ngoài nước khác.

Tuy nhiên, theo Alexey Guliev - Phó tổng giám đốc công ty nhập khẩu ô tô Nga GK Avilon cho biết, vẫn chưa rõ việc nhập khẩu song song sẽ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt sản xuất ở Nga. Nó có thể dẫn đến việc linh kiện giả sẽ tràn lan vào thị trường.

Ông nói thêm: “Sẽ mất một thời gian để ngành xây dựng chiến lược làm việc với các kênh và kế hoạch nhập khẩu song song này cần được đánh giá. Chúng tôi vẫn chưa biết chi tiết về việc thực hiện nhập khẩu song song.” Ông quan ngại rằng việc nhập khẩu làm nảy sinh vấn đề về hàng giả trên thị trường. Các thành phần ô tô có chất lượng không rõ ràng sẽ gây rủi ro cho các phương tiện nhập khẩu, gây tổn thất đến khách hàng.

Tình hình nhập khẩu song song xe ô tô tại Nga vẫn còn nhiều bất cập

Nhập khẩu song song có thể là một hoạt động kinh doanh rủi ro cho tất cả các bên liên quan. Một nguồn tin trong ngành công nghiệp ô tô Nga muốn giấu tên nói rằng, “Nếu một quốc gia châu Á mua linh kiện từ một thương hiệu ô tô nào đó với giá 100 rúp và đột nhiên bắt đầu nhập khẩu chúng với giá 150 hoặc 180 rúp, thì rõ ràng là các linh kiện đang được bán lại và các lệnh trừng phạt thứ cấp có thể tuân theo”, nguồn tin nói.

Nguồn tin cũng tiết lộ thêm, chính phủ đã gửi một tín hiệu đến cho các nhà nhập khẩu là họ chỉ có thể nhập các thương hiệu đã quyết định rút khỏi thị trường Nga một cách công khai. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất ô tô nước ngoài ở Nga đã không thực sự rời bỏ thị trường mà chỉ tạm ngừng hoạt động, đồng nghĩa với việc nhập khẩu các sản phẩm của họ sẽ là bất hợp pháp.

Vài cá nhân cho rằng, việc nhập khẩu song song các linh kiện ô tô và xe thành phẩm sang Nga sẽ phải chịu chi phí hậu cần cao hơn. Andrey Terluchevich -Tổng giám đốc đại lý ô tô Nga Autospetchcenter giải thích, việc nhập khẩu song song sẽ liên quan đến một chuỗi trung gian. Do đó, chi phí hậu cần có thể sẽ cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Terluchevich nói thêm: “Nhiều khả năng, việc nhập khẩu song song lan sang qua Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Trung Quốc và Armenia, ngay cả điều đó cũng không giúp Nga tránh được tình trạng thiếu nguồn cung trên thị trường ô tô trong nước”.

 

U&I Logistics