}

Vận tải đường thuỷ nội địa: Sự thật có phải đang “mắc cạn”?

 29/05/2023

U&I Logistics - Việt Nam có mạng lưới đường thủy nội địa rộng lớn và tiềm năng phát triển lớn trong lĩnh vực vận tải. Hệ thống này đem lại nhiều lợi ích và thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa. Vậy, vận tải đường thuỷ nội địa có thật sự đang “mắc cạn? hay đó là thế mạnh đang bị “lãng quên”?. Cùng U&I Logistics tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Vận tải đường thuỷ nội địa: Sự thật có phải đang “mắc cạn”?

1. Vận tải đường thuỷ nội địa là gì?

Vận tải đường thuỷ nội địa là hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường sông, kênh rạch và biển trong cùng một quốc gia. Đây là phương thức vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền khác nhau, sử dụng các tuyến đường sông nội địa. Vận tải đường thuỷ nội địa sẽ phù hợp với hàng hóa có khối lượng nhỏ đến trung bình, trong khi các mặt hàng lớn hơn thường được vận chuyển bằng đường biển. Phương thức vận chuyển này đảm bảo việc chuyển hàng hiệu quả, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ và đóng góp vào phát triển kinh tế và thương mại của quốc gia.

2. Hoạt động vận chuyển đường thủy nội địa

Vận tải thủy nội địa đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt,  mạng lưới đường thủy nội địa ở Việt Nam có tài nguyên hạ tầng phát triển và đồ sộ. Nó được xem như một hình thái giao thông mạnh mẽ, đồng thời là "đầu tàu" trong chiến lược của ngành giao thông vận tải.

Tính đến nay, vận tải đường thuỷ nội địa là phương thức vận chuyển có mức tăng trưởng mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa tháng 4/2023 đạt 38,26 triệu tấn, tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 33,6% so với tháng 4/2022. Tính chung, 4 tháng đầu năm 2023, khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa ước đạt 153,27 triệu tấn, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Luân chuyển hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa trong tháng 4/2023 đạt 7,14 tỷ tấn/km, tăng 4% so với tháng trước và tăng 29% so với tháng 4/2022. Tính chung, 4 tháng đầu năm 2023, luân chuyển hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa ước đạt 33,31 tỷ tấn/km, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn: VITIC - Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại

Đọc thêm: 5 phương thức vận chuyển hàng hoá quốc tế phổ biến nhất hiện nay

3. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa

3.1 Ưu điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa

  • Khả năng vận chuyển lớn: Đường thuỷ nội địa có mạng lưới kênh rạch, sông và hồ rộng lớn, giúp vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng quy mô lớn: bột đá, xi măng, cát, gạch, cột bê tông, đất sét, thiết bị, sắt thép, mangan và than cám.
  • Ít gặp nguy hiểm và sự cố do tốc độ di chuyển ổn định. Đặc biệt, chi phí vận chuyển rẻ hơn so với đường bộ truyền thống.

3.2 Nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa

  • Hạn chế địa lý: Một số khu vực nội địa có hạn chế về hệ thống kênh rạch và sông ngòi, làm giới hạn khả năng vận chuyển hàng hóa bằng đường thuỷ.
  • Tốc độ vận chuyển chậm: So với vận chuyển bằng đường hàng không hay đường sắt, vận chuyển đường thuỷ nội địa có tốc độ chậm hơn, đòi hỏi thời gian vận chuyển lâu hơn đối với các khoảng cách xa.

Đọc thêm: Tìm hiểu về cảng biển và tầm quan trọng trong vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa đã đóng một vai trò quan trọng trong việc luân chuyển hàng hóa với khối lượng lớn cho tuyến nội địa và trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ ICD, Khu Công nghiệp tới các bến thủy nội địa và cảng biển.

Đặc biệt tuyến vận chuyển hàng hóa đi Cái Mép - Thị Vải và Campuchia đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Điều này phản ánh sự hiệu quả và sự phát triển tiềm năng của vận chuyển đường thuỷ nội địa trong việc kết nối các điểm đầu cuối và thúc đẩy hoạt động thương mại.

Vận tải đường thuỷ nội địa không phải là hình thức vận chuyển hàng hóa "mắc cạn" như một số báo chí đề cập đến. Loại phương tiện vận chuyển này có những ưu điểm như khả năng vận chuyển hàng lớn, giá thành thấp và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng có nhược điểm như hạn chế về địa hình, thời gian vận chuyển chậm.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực, U&I Logistics am tường - am hiểu về thị trường hiện nay, đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng, đồng thời là đối tác tin cậy để hỗ trợ khách hàng trong việc tận dụng lợi thế của hoạt động vận tải đường đa phương thức nói chung và tối ưu hóa chuỗi cung ứng của bạn.

Liên hệ với một trong những chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu!

U&I Logistics

Bài viết liên quan